Gà rừng là một loại gia cầm có giá trị kinh tế cao, đem đến nguồn thu nhập ổn định. Hiện nay, việc chăm sóc và nuôi giống gà này khá phổ biến. Tuy nhiên, việc nuôi sao cho đúng kỹ thuật không phải là vấn đề dễ dàng. Do đó, bạn cần biết cách chọn lọc và tìm hiểu thông tin chi tiết mà Đá gà chia sẻ sau đây.
Đặc điểm cơ bản của gà rừng
Loài gà này có đặc tính riêng biệt và dễ dàng quan sát so với những giống gà khác. Cập nhật một số nội dung nóng hổi sau:
Hình dáng của gà
Gà có tập tính sống trên rừng được xem là một loài chim lớn, chúng có cân nặng rơi vào khoảng từ 1 đến 1.5kg, độ sải cánh dài từ 200-250mm. Nhìn vào hình dáng bên ngoài, gà rừng có mã khá đẹp, bộ lông màu đỏ bắt mắt, chân chỉ, cựa dài nhọn và cùng với đôi tai màu trắng đặc biệt. Chính nhờ vẻ đẹp độc lạ đó, chúng thường được nuôi làm cảnh khá nhiều.
Tập tính của gà
Những con gà rừng thường có tập tính khá đặc biệt. Cụ thể như sau:
- Chúng sẽ tập trung sinh sống ở các vùng có rừng thứ sinh.
- Loài gà này khá nhút nhát, không thể dùng để thi đấu chọi kê.
- Gà có tính cách khôn ngoan, rất khó để tiếp cận. Chỉ cần một động tĩnh nhỏ sẽ khiến gà bỏ chạy lập tức.
- Thời gian hoạt động của gà rơi vào buổi chiều tối hoặc sáng sớm, chúng thường ngủ trong bụi cây để đảm bảo an toàn.
- Thời kỳ sinh sản của gà rơi vào tháng 3, đẻ 5 -10 trứng và ấp trong 21 ngày.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà rừng chuẩn xác
Sau khi tìm hiểu những thông tin cơ bản về giống gà đặc biệt này, cùng cập nhật ngay kỹ thuật chăm sóc và nuôi gà chuẩn xác. Cụ thể như sau:
Phương pháp nuôi gà
Môi trường tự nhiên là nơi sống lý tưởng nhất của gà, do đó việc chăm sóc chúng không hề dễ dàng. Để đảm bảo kỹ thuật nuôi chuẩn nhất, bạn có thể chọn áp dụng các phương pháp sau:
- Nuôi thả: Trường hợp chọn nuôi gà rừng theo phương pháp thả vườn, bạn phải chọn gà đã được thuần chủng để chúng không bỏ đi hoặc bay mất. Bên cạnh đó, đảm bảo chọn địa điểm nuôi thả tại đồi núi hay tán rừng có nhiều bụi cây, cỏ dại,… Chú ý tuyệt đối không thả gà gần những loài động vật khác. Nên chọn gà đã đủ từ 1 tháng tuổi trở lên để nuôi nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất.
- Nuôi nhốt trong chuồng: Ngoài phương pháp nuôi thả, gà có thể nuôi nhốt để đảm bảo không bị bay mất. Ngoài ra, cách nuôi nhốt gà còn yêu cầu bạn phải xây dựng chuồng trại cẩn thận, đúng với đặc tính của chúng.
Chế độ dinh dưỡng
Để đảm bảo nuôi gà rừng tốt nhất, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cụ thể như sau:
- Thức ăn và nước uống: Để giúp gà phát triển hoàn hảo, yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nên cho gà ăn các loại ngũ cốc, hạt, thịt tươi băm nhỏ, côn trùng,… Theo từng giai đoạn sẽ chú ý đến chế độ thức ăn khác nhau.
- Nước uống: Nước uống của gà rừng phải đảm bảo sạch sẽ tuyệt đối, thường xuyên thay nước định kỳ để tránh sự phát triển của mầm bệnh. Có thể pha thêm các loại thuốc dinh dưỡng cho gà uống hàng ngày để tăng đề kháng.
Vệ sinh chuồng trại
Yếu tố vệ sinh chuồng trại định kỳ cực kỳ quan trọng. Bạn cần thường xuyên quét dọn hàng ngày, đảm bảo chuồng luôn khô ráo, ấm áp và thoáng gió. Khu vực nuôi gà nên phun khử khuẩn, tránh dịch bệnh và vi khuẩn phát triển.
Bên cạnh đó, nên chú ý đến đặc điểm của gà rừng để lựa chọn thiết kế chuồng trại, không gian sống của gà. Ngoài ra, hãy tham khảo thêm nhiều thông tin chuyên môn về cách phòng bệnh, vệ sinh chuẩn xác để giúp gà luôn khỏe mạnh, phát triển tốt.
Cách chọn lọc giống gà tốt nhất
Để đảm bảo nuôi gà tốt nhất, bạn cần biết chọn lọc giống gà khỏe ngay từ khi chúng còn nhỏ. Cụ thể như sau:
Chọn lọc gà con
Với giống gà con, nên chọn những con linh hoạt, nhanh nhẹn, thân hình cân đối, mắt mở to tròn và sáng ngời. Đôi chân gà phải đứng vững, ngón chân không có tình trạng dị tật. Bộ lông gà khô ráo, bông tơi xốp và phần rốn kín, bụng thon mềm, phần mỏ gà to, không hở,…
Chọn lọc gà đẻ
Với giống gà rừng đẻ, nên chú ý chọn những con gà khỏe mạnh, kèm theo các đặc điểm như sau:
- Đầu: Đầu gà phải rộng, sâu, không dài, không bị quá hẹp.
- Mắt: Sáng, to lồi.
- Mỏ: Mò gà ngắn, chắc, khép kín là tốt nhất.
- Mào: Mào gà có màu đỏ tươi, không bị lẫn màu sắc khác.
- Thân: Thân gà dài, sâu, rộng.
- Bụng: Chú ý khoảng cách xương lưỡi hái và xương ức rộng từ 3 – 4 ngón tay, 2 xương chậu rộng của gà rộng khoảng 2 – 3 ngón tay.
- Lỗ huyệt: Đảm bảo ướt, cử động đều và màu hồng.
- Lông: sáng, bóng, mềm mượt.
Gà rừng là giống loài cần phải qua thời gian thuần chủng mới có thể dễ dàng nuôi và chăm sóc. Thông qua những chia sẻ trên từ Đá gà, chắc chắn bạn đã nắm rõ nội dung về đặc điểm của gà, hãy tìm hiểu thêm kinh nghiệm nuôi chuẩn xác để đạt hiệu quả kinh tế cao.